Ứng dụng Thiết_bị_dưới_nước_không_người_lái

Hải quân của nhiều nước như Mỹ, Anh, Pháp và Nga, hiện đang tạo ra các phương tiện không người lái được sử dụng trong chiến tranh đại dương để phát hiện và làm vô hiệu mìn dưới nước. Ví dụ, REMUS là một robot dài ba foot được sử dụng để dọn mìn trong diện một dặm vuông trong vòng 16 giờ [2]. Nó rất hiệu quả, thay thế cho nhóm thợ lặn cần đến 21 ngày để thực hiện nhiệm vụ tương tự. Ngoài các UUV với mục đích dọn mìn, thì các tàu ngầm tự hành bắt đầu được tạo mẫu từ năm 2008 [3]. Các tàu ngầm chiến đấu tự hành cũng phải đối mặt với nhiều vấn đề đạo đức giống như các vũ khí không người lái khác [3]. Các ứng dụng dân sự bao gồm sử dụng để kiểm tra thân tàu như thiết bị Bluefin [4],kiểm tra xác tàu đắm(Blueye Pioneer)[5], khử ô nhiễm lò phản ứng hạt nhân, trong thăm dò và khoan khai thác khoáng sản ở biển và hồ. Các ứng dụng thiết bị lặn ngày một tăng theo sự tiến bộ của khoa học điều khiển [6].

Theo sự phát triển khoa học ngày nay hệ thống vũ khí điện tử đã trở nên tinh vi và đủ sức thực hiện các nhiều nhiệm vụ với vai trò đa dạng, các thiết bị không người lái dưới nước trở thành một phần quan trọng trong cộng đồng quân sự. Những thiết bị hoạt động dưới nước không người lái này không cần người phải điều khiên bên trong như các tàu ngầm nên có tiềm năng hạn chế thương vong trong chiến đấu một cách đáng kể. Một lợi thế khác là các tàu lặn không người lái có khả năng hoạt động lâu hơn đấng kể so với các tàu ngầm truyền thống vì không cần oxy, nước hay thức ăn. Trong chiến tranh hải quân, việc tiếp cận bờ với các tàu chiến lớn là rất khó khăn dẫn đến các thiết bị lặn không người lái trở thành phương tiện duy nhất đủ khả năng tiếp cận các bờ biển và thực hiện nhiều nhiệm vụ nhờ sợ linh hoạt này.

Quân đội Hoa Kỳ đã tập trung phát triển các thiết bị lặn không người lái với tính chuyên môn hóa quân sự rất cao nhằm phục vụ cho các mục đích tình báo, xử lý mìn,trinh sát và chiến tranh tàu ngầm [7].

UUV thường được sử dụng trong nghiên cứu đại dương, cho các mục đích như đo dòng hải lưu và nhiệt độ, lập bản đồ đáy đại dương và phát hiện các miệng phun thủy nhiệt. Phương tiện không người lái dưới nước sử dụng bản đồ đáy biển, đo độ sâu, máy ảnh kỹ thuật số, cảm biến từ tính và hình ảnh siêu âm. Viện Hải dương học Hole Woods sử dụng một phương tiện gọi là Sentry, được thiết kế để lập bản đồ đáy đại dương ở độ sâu sáu nghìn mét. Chiếc xe được định hình để giảm thiểu khả năng chống nước trong quá trình lặn và sử dụng hệ thống liên lạc âm thanh để báo cáo tình trạng xe khi vận hành. Phương tiện không người lái dưới nước có khả năng ghi lại các điều kiện và địa hình bên dưới băng trên mặt biển, vì rủi ro khi một phương tiện không người lái vào các tầng băng không ổn định thấp hơn nhiều so với một phương tiện có người lái. Các thiết bị không người lái loại tàu lượn thường được sử dụng để đo nhiệt độ đại dương và cường độ áp suất ở các độ sâu khác nhau. Tính đơn giản và chi phí vận hành thấp của chúng cho phép nhiều UUV được triển khai với tần suất lớn hơn, tăng độ chính xác và chi tiết của báo cáo thời tiết đại dương. Nhiều UUV được thiết kế với mục đích thu thập các mẫu hoặc hình ảnh đáy biển thuộc loại được nối cáp, bị kéo bởi dây cáp của tàu dọc theo đáy biển hoặc phía trên mặt biển. Các thiết bị được nối cáp được chọn cho các nhiệm vụ có thể đòi hỏi lượng điện năng và lượng truyền dữ liệu lớn, chẳng hạn như thử nghiệm các mẫu và hình ảnh độ nét cao, vì cáp kéo của chúng đóng vai trò là phương thức giao tiếp giữa người điều khiển và thiết bị. Science Direct tuyên bố việc sử dụng phương tiện dưới nước không người lái đã tăng lên liên tục kể từ khi chúng được giới thiệu vào những năm 1960 và việc sử dụng chúng thường xuyên nhất được tìm thấy trong nghiên cứu khoa học và thu thập dữ liệu. Oceanservice mô tả phương tiện hoạt động từ xa (ROV) và thiết bị tự hành dưới nước (AUV) là hai biến thể của UUV, mỗi biến thể có thể hoàn thành các nhiệm vụ giống nhau miễn là chúng được thiết kế phù hợp.

OODA Technologies, một công ty thu thập và phân tích dữ liệu, rất quan tâm đến việc sử dụng các UUV dọc theo bờ biển của Canada. Theo OODA,  những thiết bị lặn không người lái này cung cấp vùng phủ sóng lớn hơn nhiều cho một khu vực với chi phí thấp hơn nhiều. Chất lượng dữ liệu được trả về bởi các phương tiện không người lái cũng được tuyên bố là cao hơn nhiều so với thiết bị có người lái truyền thống.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Thiết_bị_dưới_nước_không_người_lái http://works.bepress.com/gbekey/4/ http://www.cnn.com/2016/12/20/politics/china-drone... http://abcnews.go.com/Blotter/underwater-drone-tec... http://mobile.reuters.com/article/newsOne/idUSKBN1... http://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S... http://www.unmannedsystemstechnology.com/2016/09/g... http://www.ssi.tu-harburg.de/doc/webseiten_dokumen... http://aisel.aisnet.org/cgi/viewcontent.cgi?articl... https://www.youtube.com/watch?v=hAvmkq7gW78 https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/29601537